Tin hoạt động

Hội thảo “Công nghệ kháng chấn và các luật, tiêu chuẩn liên quan cho nhà máy lọc dầu và hoá dầu”

Ngày tạo : 15/07/2015

Được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, ngày 6/6/2012, tại trụ sở số 81 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Viện KHCN Xây dựng (IBST) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản Jica tổ chức Hội thảo “Công nghệ kháng chấn và các luật, tiêu chuẩn liên quan cho nhà máy lọc dầu và hoá dầu”.

Được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, ngày 6/6/2012, tại trụ sở số 81 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Viện KHCN Xây dựng (IBST) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản Jica tổ chức Hội thảo “Công nghệ kháng chấn và các luật, tiêu chuẩn liên quan cho nhà máy lọc dầu và hoá dầu”.
Tham dự Hội thảo, về phía Nhật Bản có ông T.Sato, Trưởng nhóm nghiên cứu về công nghệ kháng chấn cùng một số chuyên gia khác của Jica; về phía Việt Nam có ông Nguyễn Quang Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Xây dựng; TS. Trần Bá Việt, Phó Viện trưởng Viện KHCN Xây dựng cùng các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật quan tâm đến lĩnh vực này của Viện; ngoài ra còn có các nhà khoa học, các giảng viên, nhà tư vấn đến từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dầu khí Việt Nam...


Đại biểu tham dự Hội thảo

 
Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường phát biểu tại Hội thảo


Ông T.Sato, Trưởng nhóm nghiên cứu về công nghệ kháng chấn của Jica phát biểu tại Hội thảo


Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các báo cáo gồm 2 phần: Phần 1, công nghệ kháng chấn, tiêu chuẩn và khảo sát kháng chấn: đặc điểm chính và thành tựu; Phần 2, kế hoạch phòng chống thiên tai và quản lý tại Việt Nam và Nhật Bản với tổng cộng 6 báo cáo khoa học, trong đó có 2 báo cáo của phía Việt Nam. Nội dung của Hội thảo được thảo luận gồm: Đặc điểm chính và kế hoạch của dự án Jica do ông T. Sato trình bày; Thiết kế chống động đất và xây dựng tại Việt Nam do TS. Nguyễn Đại Minh trình bày; Tổng quan về công nghệ kháng chấn của Nhật Bản do TS. M.Oshima trình bày; Khảo sát kháng chấn tại Việt Nam do TS. Lê Huy Minh trình bày; Luật và tiêu chuẩn kháng chấn của Nhật Bản cho kỹ sư xây dựng nhà máy do TS. T.Noto trình bày; Kế hoạch trồng cây phòng chống tại Nhật Bản do ông Kato và Ishiguro trình bày. Hội thảo được coi là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu về công nghệ kháng chấn của Việt Nam được trao đổi, tìm hiểu có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích góp phần tăng cường khả năng chống động đất cho các nhà máy lọc dầu và hoá dầu nói riêng và các công trình xây dựng nói chung tại Việt Nam.

Các tin liên quan