Ngày tạo : 06/07/2015
Phu Văn Lâu, nằm phía trước Kỳ đài, bên ngoài kinh thành Huế, là một công trình kiến trúc thuần gỗ 02 tầng, có chức năng là nơi công bố kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định, địa điểm này đều được lựa chọn để tổ chức các cuộc vui chơi, yến tiệc trong các dịp khánh thọ của nhà vua. Địa danh Bến Phu Văn Lâu từ lâu đã đi vào sử thi, ghi dấu một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Trong quá trình tồn tại, Phu Văn Lâu đã trải qua 8 giai đoạn biến đổi kết cấu và hình dáng (Hình 1). Hiện nay, Phu Văn Lâu là công trình kiến trúc kết hợp giữa bê tông và gỗ, mái lợp ngói ống men vàng, đặt trên nền móng tôn tạo từ thời Khải Định, với bộ khung chịu lực có 4 cột nhất xuyên 2 tầng, 04 cột quyết, 04 kèo quyết, xuyên đỡ sàn và con sơn tầng 2 đã được thay bằng bê tông vào năm 1974, còn các cấu kiện khác bằng gỗ nhưng đã bị mủn mục, cong võng nhiều. Ngày 15/05/2014, mái tầng 1 góc Đông Bắc của công trình bị sập, do cột quyết tại vị trí này bị mục chân gây lún cục bộ.
Ngày 06/5/2024, Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Hạnh với đề tài "Nghiên cứu một số đặc trưng biến dạng của đất loại sét yếu ven biển đ...Chi tiết