Ngày tạo : 05/01/2020
Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 công trình kiến trúc tháp được xây dựng thẳng hàng theo trục Bắc - Nam, tọa lạc trên một vùng đất cao thuộc địa bàn xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 02 km về phía Nam. Trải qua thời gian, nhóm Tháp đã bị xuống cấp trầm trọng do chịu sự tác động của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh và của cả con người do đó cần được tu bổ, phục hồi. Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, Phân Viện KHCN Xây dựng Miền Trung được lựa chọn là nhà thầu thi công xây dựng công trình bảo tồn, tu bổ phục hồi Tháp Bắc và Tháp Giữa thuộc khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ - Hạng mục: Phần thân Tháp và cửa hướng Đông.
Đây là kiểu tháp Chămpa truyền thống với mặt bằng gần vuông, kết hợp với Tiền sảnh hướng Đông (cửa chính) và các khối cửa giả xây giật ra ở chính giữa các mặt tường tháp gọi là các cửa giả ở các mặt tường Tây, Nam, Bắc; hình thức kiến trúc của các ngôi tháp là dạng tháp có chân tháp (đế tháp), thân tháp và 3 tầng ngọn tháp (chóp tháp, mái tháp), cấu trúc các tầng phía trên thu nhỏ dần lặp lại hình khối thân tháp, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc đa dạng và tinh xảo, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.
Thực hiện công việc trên, Phân Viện KHCN Xây dựng Miền Trung thực hiện các nhiệm vụ chính như: Phục hồi các chi tiết bị mất dựa trên các yếu tố nguyên gốc; xử lý các khe nứt; gia cường các khối xây, bề mặt bị phong hóa, mủn mục, nấm mốc; tăng cường sức chống mài mòn, chống xâm thực của môi trường; lát phục hồi nền bằng gạch Chăm phục chế; chống mối cho công trình... Dự kiến công việc trên được thực hiện trong 540 ngày.
Ngày 06/5/2024, Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Hạnh với đề tài "Nghiên cứu một số đặc trưng biến dạng của đất loại sét yếu ven biển đ...Chi tiết