Ngày tạo : 26/12/2017
Vừa qua, Phân Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Trung trúng thầu gói thầu số 09 “Thiết kế và xây lắp” (gói thầu hỗn hợp EC) dự án Bảo tồn, tu bổ Hệ thống Tường và Cổng Tử Cấm Thành (giai đoạn 1).
Tử Cấm Thành (紫禁城) thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và Hoàng gia Triều Nguyễn. Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành (宮城) và các vua Triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm Thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Chu vi 307 trượng 3 thước 4 tấc (1229,36m); trước và sau mỗi mặt dài 81 trượng (324m); tả, hữu mỗi mặt dài 72 trượng 6 thước 7 tấc (290,68m). Thành cao 9 thước 3 tấc (3,72m), dày 1 thước 8 tấc (0,72m).
Tử Cấm Thành có 07 cửa, phía Nam là cửa Đại Cung. Cửa Đại Cung làm năm Minh Mạng thứ 14 (1833) rộng 5 gian, có 3 cửa tiếp nhau, trùng thiềm trùng lương, lợp ngói hoàng lưu ly, mặt trước sơn son thếp vàng, Nam Bắc mỗi mặt có 3 bệ đá để lên xuống. Phía ngoài cửa treo tấm biển đề Đại Cung Môn, phía trong treo tấm biển đề Càn Thành Cung. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839) Đại Cung Môn được tu sửa, sơn lại.
Ở phía sau (mặt Bắc) bên Tả là cửa Tường Loan, bên Hữu là cửa Nghi Phượng đều cao 6 thước 4 tấc, ngang 4 thước 1 tấc. Phía Đông là cửa Hưng Khánh và Đông An, phía Tây là cửa Gia Tường và Tây An đều cao 6 thước 5 tấc, ngang 4 thước 6 tấc, đều xây gạch, thân thành trong ngoài đều trát màu vàng. Về sau cửa Đông An được lấp đi và mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Ở mặt này cũng mở thêm cửa Cẩm Uyển nhưng rồi lại lấp. Dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng ở mặt Bắc.
Theo kế hoach, dự án thực hiện trong 05 năm với tổng mức đầu tư: 37.939.838.000đ.
Ngày 06/5/2024, Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Hạnh với đề tài "Nghiên cứu một số đặc trưng biến dạng của đất loại sét yếu ven biển đ...Chi tiết